Con gái thứ hai viết về bố mẹ

18 Tháng Chín 20172:35 CH(Xem: 9789)

THẦM LẶNG

Một đời thầm lặng mẹ theo bố.

 

Tháng 9 năm 1954 mẹ theo bố vào Nam. Trước đó bố hoạt động ngang dọc, sáng ngời lý tưởng rồi ê chề thất vọng. Quyết định vào Nam là của bố, mẹ chỉ bế hai con và dắt cô em chồng 17 tuổi theo. Trong Nam, bố tưng bừng thi thố tài năng, tay phấn tay bút. Mẹ thầm lặng ở nhà nuôi dạy con và chăm chút em. Dân số con từ hai tăng thành tám. Tám con tám tính, có lúc hư lúc ngoan; mẹ theo từng bước, khen chê mắng mỏ. Cô em chồng tốt nghiệp đại học, chuẩn bị lên xe hoa, mẹ lo toan chuyện cưới hỏi. Bố vất vả bên ngoài, về nhà chỉ cần đảo mắt nhìn là thấy mọi sự tươm tất. Ra đường, các con được gọi là “con bố”, em là “em anh”, không ai biết có một nhân vật thầm lặng đã làm nên những con người ấy.


Vào những năm thăng tiến trong cả hai nghề dạy và viết, bố hay mời khách về nhà đãi đằng. Mẹ tiếp khách lịch thiệp, rồi rút về hậu trường trổ tài nấu nướng. Trước khi ra về các bác bao giờ cũng chào “bà chủ” trong tiếng cười hỉ hả “Cám ơn chị cho một bữa ngon quá.” Thỉnh thoảng có những vị khách nữ, khen thức ăn và khen cả ông chủ. Tôi còn nhớ có người còn nói rất chân tình với mẹ: “Chồng em mà được một phần của anh thì em chết cũng hả.” Hình như mẹ đón nhận lời nói ấy như một sự khen tặng cho chính mình.


Rồi chính sự miền Nam nóng bỏng; ngòi bút bố cũng nóng theo. Các bạn bố đến chơi chỉ bàn chuyện cộng sản và quốc gia. Mẹ không mấy quan  tâm đến “chuyện các ông”, nhưng khi bố đi Mỹ du học, mẹ ở nhà điều hành việc bán sách thật tháo vát. Khoảng hai tuần một lần, mẹ đi xích lô đến trung tâm Saigon, rảo một vòng các tiệm sách để xem họ cần thêm sách nào. Sau đó mẹ cột sách thành từng chồng và “đáp” một chuyến xích lô khác để giao sách. Tôi hay mân mê những sợi giây được cột chắc nịch, suýt xoa: “Sao mẹ cột chặt hay thế?”


Thế rồi chính sự miền Nam đến hồi kết thúc. Con người không chính trị của bố lại một lần nữa ê chề. Ngày công an đến bắt bố đi, mẹ con bàng hoàng nhìn nhau. Các con chưa đứa nào đến tuổi kiếm tiền. Mẹ xưa nay thầm lặng trong vai “nội tướng”, giờ miễn cưỡng ra quân. Tiền dành dụm của gia đình không đáng kể. Có tám miệng để nuôi, có bố nhục nhằn trong lao tù đợi tiếp tế. Mẹ vụng về tìm kế sinh nhai. Thoạt tiên mẹ nấu khoai mì trộn với dừa và vừng, rồi để vào rổ cùng với một ít lá gói. Tôi băn khoăn hỏi:
“ Mẹ nghĩ có bán được không?”
“Mẹ không biết, cứ mang ra chỗ trường học xem sao.”
Nhìn dáng mẹ lom khom ôm rổ, đầu đội xụp cái nón lá, tôi thương mẹ khôn tả. Chỉ nửa tiếng sau tôi đã thấy mẹ trở về. Rổ khoai mì vẫn còn nguyên, mẹ ngượng ngập giải thích:
“Hình như hôm nay lễ gì đó, học trò nghỉ con ạ.”


Rồi mẹ lại xoay sang nghề bán thuốc lá. Mẹ mua lại của ai đó một thùng đựng thuốc lá để bầy bán. Mẹ nghe ai mách bảo, chọn một địa điểm khá xa nhà rồi lụi hụi dọn hàng vô, dọn hàng ra mỗi ngày. Nghề này kéo dài được vài tháng. Mẹ kể cũng có một số khách quen, nhưng toàn mua thuốc lá lẻ. Hôm nào có khách “xộp” mua nguyên bao thì mẹ về khoe ngay. Cũng may thuốc lá không thiu nên khi “giải nghệ” mẹ chỉ lỗ cái thùng bầy hàng.


Mẹ rút về “bản dinh” là căn nhà ở cuối hẻm, tiếp tục nhìn quanh, tìm một lối thoát. Hàng xóm chung quanh phần lớn là những người lao động. Họ như những đàn kiến chăm chỉ cần cù, 4 giờ sáng đã lục đục, người chuẩn bị hàng họ ra chợ, kẻ kéo xe ba bánh hoặc xích lô ra tìm khách. Suốt mười mấy năm qua họ nhìn gia đình chúng tôi, gia đình “ông giáo”, như  từ một thế giới khác, kính trọng nhưng xa cách. Nay “ông giáo” đi tù, “bà giáo” hay xuất hiện ngoài ngõ, có lẽ họ cảm thấy gần gủi hơn. Một hôm, chị bán sương xâm ở đối diện nhà qua hỏi thăm “ông giáo”. Thấy cái máy giặt vẫn còn chạy được, chị trầm trồ: “Giặt máy tiện quá bác há!”, rồi nảy ý “Tụi con ngày nào cũng có cả núi quần áo dơ. Bác bỏ máy giặt dùm, tụi con trả tiền. Bác chịu không?”  Lời đề nghị thẳng thừng, không rào đón. Mẹ xăng xái nhận lời. Kể từ đó, mổi tuần khoảng hai lần, mẹ nhận một thau quần áo cáu bẩn, bốc đủ loại mùi khai, tanh, nồng. Mẹ đích thân xả qua một nước, rồi múc nước từ hồ chứa vào máy giặt, bỏ xà bông và bắt đầu cho chạy máy. Cái máy cổ lỗ sĩ, chạy ì ạch nhưng nhờ nó mà mẹ kí cóp được chút tiền chợ.
Ít lâu sau, cũng chị hàng xóm đó lại sáng thêm một ý nữa:
“Con bé nhà con nay biết bò rồi, con không dám thả nữa. Bác nhận không, con gửi nó mỗi ngày từ sáng tới chiều. Con trả tiền bác.”


Thế là sự nghiệp nhà trẻ của mẹ bắt đầu. Mẹ dọn căn gác gỗ cho quang, có chỗ treo võng, có cửa ngăn ở đầu cầu thang. Cả ngày mẹ loay hoay bận bịu pha sữa, đút ăn, lau chùi những bãi nước đái. Được ít lâu, chị bán trái cây ở cuối hẻm chạy qua nhà tôi, nói:
“Bác coi thêm con Đào nhà con nha. Con mang cái võng qua mắc cạnh cái võng của của con Thủy.”
Hai võng đong đưa một lúc, cháo sữa đút liền tay hơn, căn gác bừa bộn hơn. Sau đó lại thêm một thằng cu nữa. Mẹ tay năm tay mười, làm việc thoăn thoắt. Cũng công việc quen thuộc ấy, ngày xưa làm cho con, nay làm kế sinh nhai, nuôi đủ tám con với một chồng. Mẹ không còn thầm lặng nữa. Mẹ lớn tiếng điều khiển tám quân sĩ, cần roi có roi, cần lời ngọt có lời ngọt. Riêng chúng tôi vẫn nhớ ơn những người lao động đã giúp chúng tôi sinh sống những ngày khốn khó đó. 

Nhưng sau những giờ ban ngày ồn ào náo động là những đêm tối trầm ngâm lo lắng. Nỗi bận tâm không rời của mẹ là chuyện thăm nuôi bố. Mỗi ngày mẹ nghĩ ra một món, làm dần vào buổi tối, nay muối vừng, mai mắm ruốc, mốt bánh mì khô. Mẹ để sẵn một giỏ lớn trong góc bếp và chất dần đồ thăm nuôi trong đó. Khi giỏ đầy là ngày thăm nuôi sắp tới. Thuở ấy bố bị giam ở núi đồi Pleiku; muốn lên đến đó phải mất hai ngày đường và nhiều giờ chầu chực xe đò. Mỗi lần thăm nuôi, hoặc mẹ, hoặc một đứa con được chỉ định đi. Con trưởng nữ hay được đi nhất vì nó tháo vát và nhanh trí, thằng thứ nam cũng đươc nhiều lần “tín nhiệm”; mẹ nói nó nhỏ tuổi nhưng đạo mạo, đỡ đần mẹ được. Con thằng trưởng nam đúng tuổi đi “bộ đội”, mẹ ra lệnh ở nhà. Có lần mẹ đi về, mặt thất thần. Các con hỏi chuyện thì mẹ chỉ buông hai chữ “biệt giam”. Biệt giam thì bị trừng phạt không được thăm nuôi. Tôi thảng thốt hỏi:
“Đồ thăm nuôi đâu hết rồi mẹ?”
“Mẹ phải năn nỉ. Cuối cùng họ hứa chuyển đồ ăn cho bố.”
“Mẹ nghĩ họ sẽ chuyển không?
“Họ hẳn sẽ ăn bớt, nhưng nếu mẹ mang về thì phần bố đói còn chắc chắn hơn nữa.”

Mẹ ngày nào thầm lặng, nay thực tế và quyết đoán như thế.
Ngày bố được thả đợt 1, nhà trẻ của “bà giáo” vẫn còn hoạt động. Mẹ hướng dẫn bố đu võng khi các bé ngủ. Mẹ cũng dặn bố thường xuyên lau chùi gác và bỏ giặt tã dơ. Bố một mực nghe lời. Tưởng như cờ đã chuyền sang mẹ một cách êm thắm…

Tuy nhiên, mẹ không thể ngăn được bố lân la cầm lại cây bút. Thời gian này là lúc họ hàng ngoài Bắc vào chơi nhiều. Bên ngoại có cậu tôi làm đến chức thứ trưởng; cậu kể rằng lúc còn sống, ông ngoại -một nhà thơ cách mạng-  phiền lòng vì sự nghiệp văn chương của thằng con rể. Bên nội có chú tôi - một nhạc sĩ cách mạng- chú biết ngòi bút đang thôi thúc bố và đã từng rít lên giữa hai hàm răng:
“Trời ạ! Đã chửi vào mặt người ta, không xin lỗi thì chớ lại cón nhổ thêm một bãi nước bọt! Lần này mà vào tù nữa thì mọt gông.”  .

Mấy mẹ con chết lặng trước viễn tượng “mọt gông”. Bố không màng đến điều này, vẫn miệt mài gõ máy đánh chữ. Đêm khuya thanh vắng tiếng gõ càng vang mồn một. Vài lần mẹ can ngăn, có lần mẹ giận dữ buộc tội:
“Ông chỉ biết lý tưởng của mình, không biết thương vợ con.”
Vài tuần sau, chị hàng xóm đối diện nhà chạy sang xì xào với mẹ:
“Công an đặt người ở bên nhà con đó bác, họ theo dõi bác trai.”

Mẹ lại thử can thiệp, nhưng đã quá trễ. Bố bị bắt lần thứ hai năm 1984. Lần thứ hai bị bắt, bố bình tĩnh đợi công an lục lọi tung nhà. Trước khi bắt đi, họ chụp hình bố với nhiều tang chứng chung quanh. Trong hình  bố ngẩng cao đầu, trông rất ngạo nghễ. Nhiều năm sau, bố vẫn còn được nhắc tới với hình ảnh này. Không ai biết đến người đàn bà thầm lặng bị bỏ lại đằng sau. Sau biến cố thứ hai này, mẹ phải đối phó thêm với nhiều khó khăn loại khác, điển hình là những giấy gọi gia đình ra dự phiền tòa xử bố. Gọi rồi hoãn, rồi lại gọi lại hoãn. Mỗi lần như vậy cả nhà lại bấn loại tâm trí, lo cho mạng sống của bố. Riêng mẹ thì vừa lo vừa soạn thêm một số thức ăn thăm nuôi. Mẹ thực tế là thế đó.

Sau khi bố bị gọi án 10 năm tù, cuộc sống của mẹ không còn những bất ngờ khủng khiếp, chỉ còn những đen tối và tù túng đều đặn. Tưởng là dễ chịu hơn, nhưng thực ra nó gậm nhấm tâm thức, tích lũy buồn bực chỉ đợi cơ hội bùng nổ. Hết ngày này qua tháng nọ mẹ lầm lũi chuẩn bị đồ thăm nuôi, từng món ăn thức uống, từng vật dụng hằng ngày. Các con lần lượt trưởng thành, đứa nào cũng có bạn bè và những sinh hoạt riêng. Chuyện thăm nuôi bố và lòng thương bố quan trọng lắm, những cũng chỉ là một phần trong những cái quan trọng khác trong đời. Chỉ đối với mẹ, những thứ ấy mới là tất cả, độc tôn choán ngập tâm hồn mẹ. Mẹ hẳn có những lúc thấy tức tưởi và cô đơn mà các con nào hay biết. Có vài lần chúng tôi lỡ một lời nói hoặc cử chỉ không vừa ý mẹ, me òa khóc tu tu, lớn tiếng kể lể, tuôn trào như một giòng lũ không ngăn được. Lúc ấy chúng tôi mới choàng tỉnh.


Ngày mãn hạn tù về, bố bình an như một thiền sư, để lại sau lưng hết cả những thăng trầm của quá khứ. Rồi bố mẹ sang Mỹ ở Houston sống cùng cậu trưởng nam. Mẹ bận bịu với cháu nội, nhưng không quên nhắc ông nội đi tắm và bao giờ cũng nặn kem đánh răng vào bàn chải cho ông mỗi tối. Thỉnh thoảng giao tiếp với họ hàng và bạn bè, mẹ lại phải đỡ lời cho bố, khi bố cứ mỉm cười mà không nói năng chi. Thư viết về cho con cháu ở VIệt Nam, ai cũng nói mẹ viết hay hơn ông nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Lúc đó chắc mẹ nghĩ thầm rằng: “bởi vì mẹ là con của ông Tú Mỡ mà!”


Như thế được mười năm thì mẹ ngã bệnh. Hôm nay, ở giai đoạn cuối của căn bệnh Alzheimer, mẹ nằm bất động một chỗ và không nói được nữa. Nhưng mẹ vẫn đưa mắt nhìn bố mỗi lần bố ra vào trong phòng. Hôm nào bố vắng nhà vài ngày thì mẹ nhìn con trai, mắt dò hỏi lo lắng. Khi bố về thì mẹ vẫn nhìn bố, ánh mắt yên tâm hơn. Mẹ thầm lặng hơn bao giờ hết. Dưới mắt bố con chúng tôi, sự thầm lặng ấy càng ngày càng tỏa sáng.

Doãn Kim Khánh

 

 

SILENTLY …

 

 

For her whole life, Mum always silently followed Dad.

 

September 1954, she migrated with him to the South of Vietnam.  Prior to that, Dad was involved in the resistance against the French, his idealistic eagerness badly disillusioned.  The decision to move to Free South was all his, Mum just silently packed the two children and Dad’s seventeen year old sister and meekly followed.  Once settled, Dad worked out his many talents, and was famous in both literary and education circles.  Mum stayed home, taking care of us children and her sister in law.  From the original two, we became eight.  Eight kids, eight different personalities, with the up and down and good and bad behaviours – Mum kept a close eye on us all, chiding and praising each one.  Her sister in law, our auntie, graduated in due time and was getting married - Mum took care of the requisite preparation and festivity.  Always busy with his job and social life, but once home, Dad could see that everything was in order and smoothly run.  Outside home, we were known as Mr Sy’s children and Mr Sy’s sister – nobody took note of the silent person, who was the chief builder of our characters.

 

During his prosperous years both in writing and teaching, Dad gave a lot of parties.  Mum greeted the guests warmly, then retired to the kitchen to weave her magic. By the end of the evening, every guests bid goodbye “the hostess” with happy laughter: “Thank you so much for the most delicious meal”.  Some ladies complimented the meal and the host in one breath.  I remembered one lady said to Mum sincerely:  “If my husband gets a tenth worth of yours, I’ll be in heaven”.  Mum gracefully accepted the compliment as her due.

 

By then the political situation in the South got heated – Dad’s writing reflected the tension.  Guests and friends discussed with passion about communism and nationalism.  Mum didn’t pay much attention to “men’s stuff”.  When Dad went to America for his Master Degree, Mum ran efficiently the books distribution of our publication house.  Every fortnight, she made a round to all the bookshops in town, took notes of the refill needs. She then would packed the needed books in piles, tied up neatly, and then got on a rickshaw to deliver to each shop.  I used to fiddle with those piles, totally in awe “how a tiny lady like Mum can make such a neat and solid package?”

 

Alas, South Vietnam lost the war to Communist North.  Fate again dealt Dad a bad hand.  The day the communist police arrested Dad for his writing, Mum and us children were numbed with terror.  None of us were of age to make money.  Mum, usually in charge only inside the family, now had to face the big wild world.  Family savings were negligible.   Eight children had to be fed, as well as Dad in detention.  Mum had to find a way to bring the bread home.

At first, she steamed some cassava, flavoured it with shredded coconut and roasted sesame.  The lot went into a basket with some banana leaves to wrap.  I worried: “Do you think people will buy these, Mum?”

“I really don’t know, darling.  I’ll go and try at the school gate first”.

Looking at her tiny self carrying her ware, obscured by her conical hat, my heart broke in tiny bits.  Half an hour later, she was back, the basket still full.  Mum embarrassingly explained school was closed for some kind of holidays – no students around.

 

She then tried her luck at selling cigarettes.  She bought from some soul a small display case with trestle, and after some well intentioned advice, she set up her trade at a bustling corner quite far from home.  She was busy everyday setting out then packing up her ware for a few months.  The selling didn’t pick-up, the clientele was only few and poor – buying cigarettes one piece at a time.  It was rare if someone bought a whole packet, which Mum never missed reporting to us proudly.  Luckily cigarettes were non perishable, so when Mum called it quit, she was only short of the display case.

 

Back in our home at the end of a lane, Mum continued to look for a way to subsistence.  Our neighbourhood consisted of manual workers.  They were like laborious ants, toiling from 4 am in the dark dawn, some preparing merchandise for the market, others pushing their rickshaws, their tricycle-vans in search of potential customers. Those last dozen years, they watched us from afar – “The Professor’s family” – with respect, but disconnected from their existence, like people from a different world.  Now that “The Professor” was in detention, “Madam” was looking for work like anyone else, they felt closer to our family.  One day, the sweet jelly seller across our door called in to ask about Dad’s news.  She saw our washing machine at work and was so impressed “Oh, it’s so convenient, is it not ma’am?”  She had an idea on the spot “We have so much washing to do everyday.  If you could please do it for us, we are willing to pay.”  A very straightforward proposition, no beating around the bush. Mum eagerly accepted.  From that day, twice a week, Mum received a basket full of dirty and smelly clothes.  She rinsed them first by hands, then put them in the washer, drew water from the cistern, put in the detergent then switched on.  That old machine had plodded on and helped Mum acquire some food money.

 

Not much later, the same young woman had another bright idea:  “My little baby girl starts to crawl, I can’t leave her alone anymore.  If you can baby-sit her everyday, we gladly pay.”

 

There and then Mum’s nursery got started.  She tidied up our timber upper floor, found a corner to hang the baby’s hammock, installed a safety guard to the staircase.  She spent her day with bottles and feeds, cleaning after the baby.  After a time, the fruit seller at the end of our lane came to see Mum:  “Could you look after our little Dao too?  I’ll put another hammock next to little Thuy.”

 

Two little hammocks to swing, more bottles and more feeds involved, the upstairs floor got busier.  Later on, another little boy joined the two baby girls.  Mum seemed to acquire ten hands, working in a blur.  The same familiar chores, done in the past for her eight children, was now her bread winning job, to feed her husband and kids.  Mum was silent no more.  Loudly she directed our lives, scolding and praising accordingly.  For us, we were forever grateful to those low labour workers, for through their help we were able to survive that desperate time.

 

But after the busy time during the day, came the restless night.  Mum’s never ending worries were Dad’s visiting days.  Everyday she thought of one food item, to be done during her free evenings: roasted sesame and peanut salt, dried preserved pork, twice baked bread slices… Mum had a big hamper set in the kitchen corner, where she kept all the food done.  When it was full, it was time to visit Dad.  At that time he was kept in a labour camp, high in the mountain of Central Vietnam.  To reach it involved hours and hours in the queue to buy a coach ticket and two days of travelling time.  Either one of us or Mum herself would make the trip.  My eldest sister went often, for she was quick and handy.  My younger brother was trusted too, Mum said he was reliable and quite knowledgeable in spite of his young age.  The eldest boy – at the right age of military drafting – was ordered to stay put at home, too dangerous for him to go anywhere.

One time, Mum returned from such a trip, very upset.  “Dad was in solitary confinement” was all she said when we asked.  It meant he was not allowed to receive food parcels.  I was stunned:  “Where are those parcels Mum?”

“I had to beg the wardens to take them.  In the end, they agreed to pass to Dad.”

“You think they would do it?”

“Of course they’ll keep most, and only pass a few to Dad.  But if I took them back, Dad would surely starve.”

Silent in the past, nowadays Mum was quite vocal and decisive.

 

The day the first time Dad was released, “Madam’s nursery” was in full swing.  Mum showed Dad how to move the hammocks to lull the babies to sleep.  She asked him to sweep the floor and clean the nappies.  Dad followed closely.  It seemed the control was smoothly transferred into Mum’s hand now.

 

Alas, Mum couldn’t prevent Dad from picking up his writing pen.  During that time, a lot of relatives from North Vietnam came visiting us.  On my mother’s side, we had an uncle who was a cabinet minister of the actual government.  He recounted our maternal grandpa – famous poet, now deceased – was very displeased with Dad’s books and opinions.  On Dad’s side, we had yet another uncle, a famous national composer.  He knew my father was obsessed with writing down what was happening around us.  He had hissed his warning: “Be warned!  You have insulted our communist government before with your books.  It doesn’t seem you’ve repented.  Get caught this time, and you’ll be in prison for life.”

Mum and us were terrified by that prediction.  Dad, completely oblivious to the danger, clicked blithely on his typewriter.  The click clack resonated clearly into the dark night.  Mum tried to stop him several time, even accusingly told him:  “You always follow your ideals, and never care about us family.”

 

A few weeks later, our neighbour across the lane came whispering:  “Ma’am, the secret police is setting up at our place.  They are spying on your husband.”

 

It was too late by then to do anything.  Dad was arrested the second time in 1984.  He calmingly watched the secret police search our place upside down.  Before taking him out, they took photos of Dad with all his writings found.  Dad held his head high, unperturbed. Years later people still talked about that proud image of him.  No one spared a thought for the silent woman left behind.

This second time Mum had to face a lot more problems, the scariest were court notices, asking family to attend Dad’s trial. The hearing was scheduled, then dismissed for no reason, then back on and dismissed again.  Every time the whole family panicked, fearing for Dad‘s life.  Panicking or not, Mum still had to go on with food preparation for Dad.  She was always that down to earth.

 

At last, Dad was sentenced to 10 years in prison.  Mum’s life was without any more nasty surprises – only to be replaced by unending bleakness day after day.  It was a relief, but still it crushed Mum’s moral, her sadness and unhappiness piled up to blowing point.

Day after day, Mum silently gathered supplies for visiting day, item after item, food and everyday needs for Dad.  We all grew up, leading a likely normal grown up life with friends and personal activities.  Love and worry for Dad were still there, but only a part of the important things in our life.  But for Mum, that was all she strained for, that was all she lived for.  Our seemingly indifference probably hurt her and left her feeling utterly lonely.  Some times we acted or said something untactful, causing Mum to weep aloud, let go of her feelings and hurts like a broken dam.  It gave us a rude awakening.

 

At the end of his sentences, Dad was serene as a monk, turning his back on all the up and down of his turbulent past.  Then Mum and Dad migrated to Houston, USA, to live with my brother.  Mum again was busy with her new grandchildren, but never forgot to put toothpaste on Dad’s brush and reminded him to shower.  In their social life, sometimes Mum had to reply and interact with others, because Dad just smiled and kept quiet.  Mum wrote often to her children still in Vietnam – everybody teasingly said she wrote better than Dad, the famous writer Doan Quoc Sy.  Mum probably smiled to herself: “Because I’m poet Tu Mo’s daughter, am I not?”

 

After 10 years of peacefulness, Mum got Alzheimer’s.  Today, toward the end of her illness, Mum was bed-ridden and lost her voice.  But her eyes always followed Dad’s movements around.  When Dad was away a few days, Mum was disquiet, her eyes questioning her son.  Dad’s back, Mum showed relief.  Mum was more silent than ever, a great silence that grew and shone brightly on us all and Dad.

 

KIM KHANH