27 Tháng Bảy 2020
“... Đặt Doãn Quốc Sỹ vào thể loại nhà văn nào? Tiền phong? Mở đường? Khai phá? Đều không phải. Tôi nghĩ đơn giản bình dị hơn, ông là người kể truyện, thuật truyện bằng văn chương. Và không bao giờ rời khỏi vị trí và phong cách ấy. Một narateur nhé. Kể chuyện đời sống. Kể chuyện đời người. Chuyện những nắng mưa. Chuyện những biến cố dùng hình ảnh xưa: một lão trượng gậy trúc, áo lam, ngồi ung dung dưới bóng cây, kể chuyện cổ tích, kể chuyện nhân gian cho người đời thưởng thức, hình ảnh ấy cũng khá đúng một phần nào với Doãn Quốc Sỹ. Ông đã viết khá nhiều truyện cổ tích, có không khí thần thoại. Ở những truyện này nhân vật của ông là một loài thủy quái đã ba ngàn năm thành tinh ở một vùng biển phương Nam, là con yêu đội lốt người ở một hang động quỷ, là con cá nói được tiếng người, là con sóc có hiệu năng hô phong hoán vũ. Vân vân. Anh em Sáng Tạo. Văn Chương phá vỡ. Ông giáo mặc. Cứ thản nhiên, lâu lâu một đường cổ tích, mấy cái truyện hồng, bằng một tưởng tượng không tuổi và trên cái
27 Tháng Bảy 2020
“Em yêu dấu, anh là Mặt trời em là Hằng Nga, anh là Tiên đồng, em là Ngọc nữ, anh là Hoàng đế Hồng Quang, em là Hoàng hậu hái dâu. Em hãy đưa anh về cánh đồng xanh. Chúng ta cùng trở về cánh đồng xanh!”
21 Tháng Bảy 2020
Xa... xa lắm, mãi tận bên Nhật Bản, xưa có một chàng họa sĩ nghèo...
20 Tháng Bảy 2020
Từ “Sợ Lửa” qua “U Hoài”, người ta thấy Doãn Quốc Sỹ không ngừng vùng vẫy giữa cái hữu hạn và cái vô cùng những điều kiện của đời người – và ông đã vững để khởi tạo một thế giới riêng – điều kiện của một nhà văn – mà nghệ thuật dưới ngòi bút ông (nhất là hành văn) đã không phản nghịch ông. MỸ LÝ (Thế Hệ số 4 tháng 10, 1957)
18 Tháng Hai 2019
Đây là một sáng ý của Út - Doãn Hương
18 Tháng Hai 2019
Văn - nhạc đồng hành trong các tác phẩm DQS
17 Tháng Chín 2018
Nguyên tác: The Last Unicorn - Tác giả: Peter S. Beagle - Doãn Quốc Sỹ dịch và giới thiệu. … Kỳ lân, lý tưởng chân thiện mỹ, nay với người đời chỉ còn là một huyền thoại thôi hay sao? Có thực người đời ngày nay sa đọa đến nỗi không những quay đi, mà còn cười mũi vào những gì là lý tưởng chân thiện mỹ, nhìn con kỳ lân cuối cùng mà cho là con ngựa cái trắng? Biết kính trọng kỳ lân, mỉa mai thay, lại là lũ gà, vịt, ngan, ngỗng, và bất kỳ con vật lớn nhỏ nào. Nhận được ra kỳ lân chỉ có mấy người: Schmendrick và Molly vốn yêu kỳ lân; Bà Má Định Mạng và Vua Haggard, kẻ thì muốn dùng kỳ lân như phương tiện, kẻ thì muốn độc quyền kỳ lân. Thoạt vào truyện, quả tình, chúng ta có cảm tưởng như thế giới ngày nay hết chỗ cho kỳ lân, sau đó mới hay chẳng phải thế đâu. Mê có thể trải nhiều kiếp, nhưng ngộ có thể chỉ trong sát na liền. Thiện – Ác, Phúc – Tội chẳng hai! Như nước kia, gió thổi động thì thành sóng, gió dứt, sóng vẫn là nước, cũng là ý trong Pháp Bảo Đàn kinh mà ra. Nhưng tuổi trẻ nào
04 Tháng Sáu 2018
Mặc những ai đốt đuốc lý trí đi tìm Thượng Đế chúng tôi sống với Thượng Đế ngay trong lòng. Mặc ai đem cái hữu hạn nhốt cái vô cùng, chúng tôi sống cái vô cùng trong cái hữu hạn. Chúng tôi đã chiến đấu hàng ngàn năm với khối người vĩ đại phương Bắc. Họ chém đầu của một Trần Bình Trọng để làm xuất hiện không biết bao nhiêu Trần Bình TRọng khác trong Đoàn Quân Phụ Tử Việt. Họ hủy diệt văn hóa chúng tôi bằng cách san thành bình địa những đền đài miếu mạo, phá hết bia lăng, thu đốt sách. Duy có một cái họ không phá nổi: Năng lực sáng tạo của chúng tôi.
04 Tháng Sáu 2018
...Mặc dầu tuổi bố đã 95 rồi nhưng vẫn khoẻ mạnh lắm. Hằng ngày sáng sáng bố và cô chú Phong Quý vẫn cùng đi bộ quanh vùng khoảng một giờ, vì vậy sức khoẻ của bố vẫn tốt lắm và trí tuệ sáng suốt không lẩm cẩm quên quên nhớ nhớ!...
04 Tháng Sáu 2018
NGỌC HOÀNG (cất tiếng riễu cợt) – Ha ha! Vũ trụ vô tri! Trái cây đau khổ sẽ cho họ biết linh hồn nhỏ bé của họ chỉ có thể tìm thấy thảnh thơi khi biết hòa vào hồn mênh mông của vũ trụ mà họ tưởng là vô tri.