1954: the whole country of Vietnam was in upheaval. It just won its
independence from the French, but was divided in two by the 17th
parallel: the communist North and the democratic capitalist South. Millions
of people from the North moved to the South to escape the communist
plague. Among them was my father with his wife, two young children, and
one of his sisters.
Kỳ lân, lý tưởng Chân-Thiện-Mỹ, nay với người
đời chỉ còn là một huyền thoại thôi hay sao? Có thực
người đời ngày nay sa đọa đến nỗi không những
quay đi, mà còn cười mũi vào những gì là lý tưởng
Chân-Thiện-Mỹ, nhìn con kỳ lân cuối cùng mà cho
là con ngựa cái trắng? Biết kính trọng kỳ lân, mỉa
mai thay, lại là lũ gà, vịt, ngan, ngỗng, và bất kỳ con
vật lớn nhỏ nào. Nhận được ra kỳ lân chỉ có mấy
người: Schmendrick và Molly vốn yêu kỳ lân; Bà Má
Định Mạng và Vua Haggard, kẻ thì muốn dùng kỳ
lân như phương tiện, kẻ thì muốn độc quyền kỳ lân.
Với Doãn Quốc Sỹ, thế giới Kịch tan rời. Anh là nhà văn trong sáng, nhà văn sung sướng, nhà văn của hạnh phúc. Anh không hỏi và anh chỉ trả lời. Câu trả lời của anh rõ ràng: Kịch không tồn tại, chỉ còn Nghệ Thuật – năng lực mầu nhiệm của con người mà Doãn Quốc Sỹ không một chút hoài nghi. Câu trả lời của anh còn có nghĩa một sự tin tưởng của anh rằng thời đại này vẫn có thể trở thành khởi điểm cho một cuộc tiến hóa. Trong u ám chật chội của hoài nghi, khắc khoải, thất vọng, vòm trời vằng vặc của Doãn Quốc Sỹ xuất hiện như một khoảng xanh cần thiết. THANH TÂM TUYỀN (1963)
Văn Chương phá vỡ. Ông giáo mặc. Cứ thản nhiên, lâu lâu một đường cổ tích, mấy cái truyện hồng, bằng một tưởng tượng không tuổi và trên cái chân lý bất biến là “nhân nào quả ấy”, cái Thiện, cái Đẹp bao giờ cũng đánh thắng cái Xấu, cái Ác, Ông Giáo làng cứ khơi khơi dựng đặt ra hết. Nghĩ lại, vui thật. Cái phía dòng suối, cái phía hài đồng Doãn Quốc Sỹ...” (Trích “VÀI KỶ NIỆM VỚI DOÃN QUỐC SỸ” của MAI THẢO)
Từ “Sợ Lửa” qua “U Hoài”, người ta thấy Doãn Quốc Sỹ không ngừng vùng vẫy giữa cái hữu hạn và cái vô cùng những điều kiện của đời người – và ông đã vững để khởi tạo một thế giới riêng – điều kiện của một nhà văn – mà nghệ thuật dưới ngòi bút ông (nhất là hành văn) đã không phản nghịch ông. MỸ LÝ (Thế Hệ số 4 tháng 10, 1957)
Nhưng cũng cùng lúc đó tôi còn mang một cảm giác kỳ lạ: bóng y vái tứ phương dưới vùng trăng khuya, trong ánh đèn khuya, với ngôi sao sáng xế vòm cây, bỗng như đi vào vĩnh cửu. Rồi đây hàng trăm năm nữa qua đi, hãy tưởng tượng nơi này trở thành hoang phế, vào những đêm tối trời không trăng sao, người ta có thể thấy bóng ma viên Trung tá Công an hiển hiện thành khẩn vái tứ phương như vậy, rồi biến vào hư vô.
Ba mươi Tết Chương bỗng thành một thời điểm lạ lùng quy tụ tinh hoa của khổ đau, của hạnh phúc của cả kiếp người. Chương lại nghĩ tới cặp vợ chồng Việt Mỹ - Lĩnh, Hoa - và liên tưởng đến vùng cải hoa vàng mênh mông của họ. Sau hai năm, hẳn là vô vàn các hạt giống đã tung bay theo gió! Chẳng hiểu, sau khi rời đám thổ dân Sherpa vùng Helambu, dấu chân họ - những dấu chân cát xóa – đã lưu lạc sang những miền nào của châu Phi, hay Nam Mỹ, hay một hòn đảo nhỏ nào của Đại Dương Châu mịt mù khói sóng?
Ôi những dấu chân cát xóa trên những ngả đường đời!
...Tiến ngồi bên tôi im lặng không nói gì nữa. Tôi đưa mắt ngắm nét mặt thoải mái của anh trong bóng tối lờ mờ. Con anh quả đã là cánh tay nối dài của anh để hái một trái mộng, mộng sinh viên.
THAY LỜI TỰA
Một Giai Thoại Thi Ca
Tôi còn nhớ khoảng năm 1984 phong trào vượt biên đang rầm rộ: hôm nay gặp nhau đó, rất có thể chỉ vài ngày sau đã hay tin chàng A, nàng B… đã vượt biên rồi!
Hôm đó, một chàng đương từ Sài Gòn đạp xe tới thăm bạn ở Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ. Chàng vừa đạp xe tới cầu thì gặp bạn cũng đương từ bên kia cầu phóng sang dự định về Sài Gòn thăm mình. Một trong đôi bạn tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng làm được bốn câu thơ:
CHƯƠNG 1
Hôm nay phi tuần của Thuận chỉ gồm có hai chiếc khu trục, mỗi chiếc hai thằng, toàn là bồ với nhau cả, lẽ cố nhiên trưởng đoàn vẫn là Thuận. Trận đánh bao vây một mật khu của địch tại lưu vực sông Cửu Long sáng nay khá lớn, tuy nhiên địch cũng đã phải vội vã rút lui khi gặp hỏa lực của đoàn chiến sĩ mũ đen sử dụng thiết vận xa. Hai
Huy giật mình thức giấc. Chiếc xe buýt đã tới
một trạm nghỉ của một đô thị khá lớn nào đó trên
con đường từ Nashville (Tennessee) tới Chicago, một
đô thị Mỹ lớn chỉ kém có New York, Huy đã vừa chợp
ngủ để đi vào một giấc mơ sầu thảm của mưa bụi,
- Đất nước mình phải được khai thông nhiều nữa,
giữ cho những Cò Đùm vẫn là Cò Đùm mà lên hàng
trí thức mới được. Trí thức như tôi, trí thức như anh,
trí thức như muôn vàn và hầu hết trí thức của chúng
ta hiện giờ chỉ là một bầy trí thức vong bản không hơn
không kém.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.