Bà nội bảy mươi bảy tuổi chẳng bao giờ ngờ chuyến đi từ Hà Nội vô Sài Gòn này lại chỉ để chứng kiến đám con cháu nội ngoại trong Nam ra đi gần trọn ổ. Thật buồn! Nhưng qua kinh nghiệm và cảm nghĩ bản thân, cụ cũng thấy rằng điều đó chẳng thể tránh được.
Bà nội bảy mươi bảy tuổi chẳng bao giờ ngờ chuyến đi từ Hà Nội vô Sài Gòn này lại chỉ để chứng kiến đám con cháu nội ngoại trong Nam ra đi gần trọn ổ. Thật buồn! Nhưng qua kinh nghiệm và cảm nghĩ bản thân, cụ cũng thấy rằng điều đó chẳng thể tránh được.
Bà nội bảy mươi bảy tuổi chẳng bao giờ ngờ chuyến đi từ Hà Nội vô Sài Gòn này lại chỉ để chứng kiến đám con cháu nội ngoại trong Nam ra đi gần trọn ổ. Thật buồn! Nhưng qua kinh nghiệm và cảm nghĩ bản thân, cụ cũng thấy rằng điều đó chẳng thể tránh được.
- Quan Lang, Ngài nên nhớ: muốn trị giặc nước,
muốn trị những mầm phản trắc lẩn trong đám dân
lành thì phải có gươm làm uy thế, nhưng Ngài chỉ
nên dùng nó làm hình thức giữ vững uy thế thì hơn,
xin đừng ham dùng nó vào cuộc đâm chém tàn bạo
kẻo bị lạc nẻo theo vết xe đổ của những kẻ vũ phu
khát máu.
Vị Quan Lang nhất nhất vâng lời, giơ tay nhận
gươm cúi đầu lạy tạ vị đạo sĩ , rồi xuống động trở về
Phong Châu.
XƯA ở một nước trên bờ biển thuộc miền Tiểu Á-Tế Á có dòng vua Na-Han. Dòng vua này gồm những vị anh quân biết thương yêu dân như con và những vị đại thần giúp vua đều hiểu nguyên lý muôn thuở của cổ nhân “tài tụ thì dân tán, tài tán thì dân tụ” nên họ sống rất thanh bạch, xử với dân rất công minh. Khắp các hang cùng ngõ hẻm đều vang những câu ca thốt tự lòng dân.
Xin các bạn coi câu chuyện giải trí sau đây như muôn
vàn truyện cổ tích ngộ nghĩnh khác của nước nhà hay của
ngoại quốc. Xin đừng quá nệ hình thức mà “hệ thống hóa”
từng vai trò để phù hợp một cách máy móc với từng nhân
vật điển hình của “thế giới nhân loại”. Vạn nhất các bạn
cứ cố tìm ngụ ý thì xin nghĩ trong phạm vi sau này:
- người ta chỉ có thể chinh phục kẻ khác bằng thực tài!
- người ta chỉ có thể thuận theo thiên nhiên mà sửa
theo thiên-nhiên!
- người ta chỉ có thể hợp tác với nhau trên ý niệm
Thiện!
Màu vàng rực
anh ơi! Đất nước mình dung dị như vậy làm sao tiêu diệt nổi?!
Ha ha, tôi truyền bá đạo Cải Tần Ô cũng là một hình thức của
đạo Việt Nam hồn nhiên dung dị! Biết đâu, tới ngày nào đó, có
một nhà thực vật học Tây phương đi dạo bờ sông Melamchi
hay bất kỳ một dải đất hoang vắng nào miền lưng chừng Hy
Mã Lạp Sơn đó, tình cờ ngó xuống bắt gặp một hoa vàng, lấy
làm lạ và ngắt đem về, loay hoay tìm hiểu sau lớp kính phóng
đại – loupe – tìm mãi mà không biết hoa đó là hoa khỉ khô gì
của miền núi này. Daisy không phải, mà chrysenthemum cũng
không, không phải Âu, chẳng phải Nhật. Chung quy chỉ vì bát
canh rau nóng nấu với tôm tươi ngày nào thuở tên thương phế
Dấu Chân Cát Xoá 77
binh Việt Nam còn là cậu học sinh trung học, được mẹ cho ăn,
ngồi dưới giàn bí đao, khi trời chiều vừa chạng vạng.
Dù đã biết bao lần lòng em phải thắt lại vì biệt ly làm em cô độc, nhưng thú thật với chị cảm giác buồn nhất, thấm thía nhất khiến em nhớ lâu nhất - có lẽ nhớ mãi mãi - vẫn là cảm giác cô độc đầu tiên, ngày xa Linh.
Từ “Sợ Lửa” qua “U Hoài”, người ta thấy Doãn Quốc Sỹ không ngừng vùng vẫy giữa cái hữu hạn và cái vô cùng những điều kiện của đời người – và ông đã vững để khởi tạo một thế giới riêng – điều kiện của một nhà văn – mà nghệ thuật dưới ngòi bút ông (nhất là hành văn) đã không phản nghịch ông.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.